Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại Việt Nam
I. Điểm nổi bật
Phân tích về Tác động của Biến đổi khí hậu đối với Trẻ em Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNICEF Việt Nam đồng thực hiện nhằm phân tích tình hình ban đầu về các vấn đề liên quan đến BĐKH ảnh hưởng đến trẻ em để phục vụ cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội và các chính sách liên quan tới biến đối khí hậu khác với một phương thức tiếp cận thân thiện với trẻ em hơn. Báo cáo này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bao gồm bà Ellen Woodley và bà Đặng Thị Thu Hoài. Các thông tin và ý kiến trong Báo cáo này của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNICEF Việt Nam.
Báo cáo này nhận được sự hướng dẫn, ý kiến và bình luận về mặt kỹ thuật quý báu của các Chương trình của UNICEF Việt Nam (Bảo vệ Trẻ em, Vì Sự sống còn và Phát triển của Trẻ em, Giáo dục, Văn phòng Đối tác Chương trình, Chính sách xã hội và Quản trị và Phòng Lập kế hoạch, Theo dõi và Đánh giá) và các đồng nghiệp có liên quan từ văn phòng khuc vực và trụ sở chính của UNICEF.
II. Tóm tắt thông tin chính
1. Biểu hiện và Nguyên nhân của Biến đổi Khí hậu
Biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Tăng nế hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, hạn hán, ngập lụt).
- Sâu bệnh phát triển do thay đổi nhiệt độ.
- Mực nước biển dâng cao, đe dọa đến các khu vực ven biển.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu:
- Khí thải nhà kính tăng cao do hoạt động sản xuất và giao thông.
- Phá rừng đắp để lấy đất canh tác.
- Khai thác tài nguyên môt cách quá mức.
2. Tác động của Biến đổi Khí hậu đến con người
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sinh kế và chất lượng cuộc sống:
- Sức khoẻ: Gia tăng các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết.
- An ninh lương thực: Sản lượng nông nghiệp suy giảm do hạn hán và ngập lụt.
- Di dân: Mặt nước biển dâng cao buộc người dân ven biển di chuyển.
Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tác động của biến đổi khí hậu, với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và giáo dục gián đoạn.
3. Giải pháp Ứng phó với Biến đổi Khí hậu
Biện pháp ứng phó:
- Tăng cường rừng phòng hộ: Góp phần hấp thụ khí thải nhà kính.
- Chuyển đổi năng lượng xanh: Sử dụng năng lượng tái tạo như điện gó, điện mặt trời.
- Quản lý tài nguyên nước: Xây dựng hệ thống đề kháng lụt lột, đảm bảo các nguồn nước sạch.
Cách ứng phó hiệu quả:
- Giáo dục nhận thức: Tăng cường nhận thức về hậu quả của biến đổi khí hậu.
- Phục hồi hệ sinh thái: Bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường quan hệ đối tác trong việc ứng phó khủng hoảng khí hậu.
Tác động của biến đổi khí hậu nghiêm trọng đến con người và môi trường ở Việt Nam. Các biện pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự hợp tác tử cá nhân, tổ chức và cộng đồng quốc gia.
Lời cảm ơn
Chúng tôi đặc biệt cảm ơn các bên có liên quan chính ở cấp quốc gia và địa phương đã dành thời gian quý báu của mình để chia sẻ các ý kiến và quan điểm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã đóng góp cho ấn phẩm này.
Nguồn: UNICEF Việt Nam