Sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em của UNICEF

Video
Avatar photo
Admin

Sau TP. HCM, UNICEF tiếp tục triển khai sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Vấn đề

sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em khó khăn tại đà nẵng

Ở Việt Nam, đô thị hóa và di cư từ nông thôn ra thành thị đã trở thành xu hướng chính trong suốt ba thập kỷ qua. Năm 2016, với 32 triệu người (hơn một phần ba dân số) sống ở khu vực thành thị, trong đó trẻ em chiếm 26%. Chính điều này đã làm Việt Nam có số lượng cư dân đô thị lớn nhất ở Đông Á.

Trong khi đô thị hóa dẫn đến tăng năng suất lao động, đa dạng hóa kinh tế và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ. Bên cạnh đó còn dẫn đến thiếu thốn, nghèo đói và không được hưởng các phúc lợi.

Có thể thấy, Việt Nam tiếp tục trải qua quá trình di cư cao đến các khu công nghiệp ở các khu vực thành phố. Điều này mang lại một loạt thách thức và tác động tiêu cực đến trẻ em, nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng cũng có sự mất cân bằng giàu nghèo

Báo cáo tình hình trẻ em tại Tp. Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực miền Trung. Những năm gần đây, Đà Nẵng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển kinh tế – xã hội. Dù vậy, thành phố đang đối mặt với một số vấn đề như sự chênh lệch ngày càng tăng giữa khu vực thành thị và nông thôn, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và tình hình nhập cư, tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, ô nhiễm môi trường, tác động của dịch bệnh, vv. Những thách thức đối với sự phát triển của trẻ em thành phố bao gồm: vấn đề về dinh dưỡng, thừa cân béo phì, vấn đề bảo vệ, xâm hại và lạm dụng trẻ em đặc biệt là bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trẻ em ngoài nhà trường, giáo dục mầm non cho trẻ em đặc biệt là ở các khu công nghiệp, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, sự tham gia của trẻ em nhất là các trẻ em thiệt thòi và có hoàn cảnh khó khăn, v.v.

Giải pháp thành phố “thân thiện” với trẻ em khó khăn

Để thúc đẩy và bảo đảm cuộc sống chất lượng cho trẻ em dễ bị tổn thương, UNICEF hợp tác với chính quyền địa phương các thành phố này để xây dựng Thành phố thân thiện với Trẻ em. Qua đó để tiếng nói, nhu cầu, ưu tiên và quyền của trẻ em trở thành một phần không thể thiếu trong các chính sách, chương trình và quyết định công. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em bị  “bỏ quên” ngoài lề. Lập kế hoạch lấy trẻ em làm trung tâm và dự trù ngân sách cho đô thị nhằm tăng cường quan hệ đối tác với cộng đồng đô thị và thu thập bằng chứng về phúc lợi của trẻ em ở thành thị để xây dựng chính sách.

Sáng kiến ​​này sẽ mở rộng quan hệ đối tác với xã hội, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế để cải thiện tình trạng của trẻ em nghèo, cũng như là những trẻ em khó khăn có nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng.

Đảm bảo mọi trẻ em đều được sống, phát triển, được đi học và được bảo vệ

sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em

Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em (CFCI) được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới từ năm 1996 nhằm giải quyết thách thức về việc thực hiện các quyền của trẻ em trong một thế giới không ngừng đô thị hóa và phi tập trung.

Từ năm 2019, thành phố Đà Nẵng đã trở thành thành phố thứ hai tại Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh, chính thức tham gia Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em với sự hỗ trợ của UNICEF. Để được công nhận là một thành phố thân thiện với trẻ em, Đà Nẵng đã trải qua một quá trình đánh giá nghiêm ngặt. Trong đó, Báo cáo phân tích tình hình trẻ em và vị thành niên thành phố Đà Nẵng (SitAn) là bước đầu tiên trong lộ trình, nhằm đánh giá chính xác thực trạng thực hiện các quyền trẻ em theo luật định trên địa bàn thành phố, qua đó xác định những ưu tiên để xây dựng thành phố thân thiện với trẻ em.

Theo báo cáo SitAn, Đà Nẵng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác đảm bảo trẻ em được đến trường; học sinh phổ thông được học trong các cơ sở công lập đạt tỷ lệ cao, từ 93% đến trên 98%; tỷ suất tử vong mẹ và tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Đà Nẵng cũng đã thành lập ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Việt Nam với 98,17% trẻ sơ sinh được bú mẹ trong vòng một giờ sau khi sinh; ban hành nhiều chính sách, chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho trẻ em trong gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ em không nơi nương tựa.

Với mục tiêu không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau, thành phố đã đạt những thành tựu đáng kể trong giáo dục, đặc biệt là giải quyết tình quyết tình trạng chênh lệch giữa các khu vực. Đà Nẵng là một trong 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập “Hội đồng trẻ em” vào năm 2019. Trong đó, quận Hải Châu là một trong những quận, huyện đầu tiên trên cả nước có Hội đồng trẻ em cấp quận và Liên đội Phù Đổng (quận Hải Châu) là liên đội đầu tiên có Hội đồng trẻ em cấp trường. Tại đây, các em được bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề tại địa phương. Với khả năng sử dụng kỹ thuật số, trẻ em và trẻ em vị thành niên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp mới đến nhà hoạch định chính sách và các bên cung cấp dịch vụ trên địa bàn.

Tuy nhiên, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, trẻ em lại càng dễ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro tiềm tàng của nạn nhân xâm hại trên môi trường mạng. Tình trạng băt nạt trực tuyến qua SMS (tin nhắn) và mạng xã hội cũng đang gia tăng, với con số cứ 6 trẻ độ tuổi trung học phổ thông thì có 1 em là nạn nhân. 

Đại diện UNICEF cũng đề nghị Đà Nẵng cân nhắc lồng ghép sáng kiến này trong tiến trình xây dựng Thành phố bền vững và theo đó, với những hoạt động cụ thể đã và đang triển khai, Đà Nẵng đủ điều kiện để xây dựng Thành phố thân thiện với trẻ em.

Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em đưa ra khung quản trị giúp xây dựng các thành phố và cộng đồng dân cư thân thiện với trẻ em, dựa trên năm mục tiêu: Quyền được coi trọng, tôn trọng và đối xử công bằng; quyền được lắng nghe; quyền được hưởng các dịch vụ thiết yếu; quyền được an toàn; quyền được hưởng những khoảng thời gian cùng gia đình, được vui chơi, giải trí.

lao động trẻ em
tác hại của ô nhiễm không khí với trẻ em