5 điều cần biết về kỹ năng xanh cho thanh niên
Trong Ngày Quốc tế thanh niên (12-8) vừa qua, chủ đề chính cũng xoay quanh việc tăng kỹ năng xanh (green skills) cho thanh thiếu niên.
Kỹ năng xanh là gì?
Kỹ năng xanh bao gồm các kiến thức kỹ thuật, chuyên môn và khả năng cho phép sử dụng hiệu quả các công nghệ và quy trình xanh trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Với các kỹ năng này, người trẻ có khả năng sử dụng kiến thức, giá trị và thái độ để đưa ra các quyết định bền vững về môi trường trong công việc và cuộc sống.
Kỹ năng xanh bao gồm:
- Kỹ Năng Kỹ Thuật: các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật để làm việc trong các ngành công nghiệp xanh (lắp đặt năng lượng tái tạo, kỹ thuật môi trường, quản lý chất thải, v.v.).
- Kỹ Năng Mềm (Transversal Skills): Các kỹ năng mềm cần thiết như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng – rất quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào bị ảnh hưởng bởi tính bền vững.
- Giá Trị và Thái Độ Xanh: Sự hiểu biết cơ bản về tính bền vững, trách nhiệm môi trường và cam kết tạo ra một xã hội sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Những điều cần biết về kỹ năng xanh?
Hầu hết các nền tảng học trực tuyến lớn như Coursera, Udemy hay LinkedIn cũng đều tích hợp nhiều khóa học về phát triển bền vững, kinh tế xanh, quản lý có trách nhiệm…
1. Thanh thiếu niên là thế hệ gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu năng nề nhất.
Thực tế, giới trẻ hiện nay ý thức rõ hơn về các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Không như các thế hệ trước xem đây là khái niệm trừu tượng, không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Các nghiên cứu gần đây thậm chí cho thấy giới trẻ dễ bị căng thẳng và lo âu do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
Các nghiên cứu cho thấy thanh niên sẽ phải trải qua những tác động của biến đổi khí hậu một cách mạnh mẽ hơn các thế hệ trước. So với một đứa trẻ sinh năm 1960, một đứa trẻ sinh năm 2020 sẽ phải hứng chịu những sự kiện khí hậu khắc nghiệt thường xuyên và nghiêm trọng hơn đáng kể – gấp 2,0 lần số vụ cháy rừng, gấp 6,8 lần sóng nhiệt, gấp 2,6 lần hạn hán, gấp 2,8 lần lũ lụt sông ngòi và nhiều mất mùa hơn.
Điều này nhấn mạnh tại sao kỹ năng xanh không chỉ có lợi mà còn cần thiết cho khả năng phục hồi của những người trẻ.
2. Cơ hội phát triển kinh thế cũng thay đổi theo
Biến đổi khí hậu không chỉ đe dọa môi trường mà còn định hình lại thị trường việc làm. Biến đổi khí hậu đe dọa 40% tất cả các công việc phụ thuộc vào một môi trường lành mạnh.
Đến năm 2030, 8,4 triệu việc làm dự kiến sẽ được tạo ra cho thanh niên thông qua quá trình chuyển đổi xanh. Hơn nữa, cứ mỗi công việc xanh được tạo ra, 1,4 công việc khác cũng được tạo ra theo.
Điều này có nghĩa là đầu tư vào kỹ năng xanh sẽ mở ra những con đường sự nghiệp mới và thú vị cho những người trẻ.
3. Nhu Cầu Kỹ Năng Xanh Đang Tăng Mạnh
Báo cáo Kỹ năng xanh toàn cầu năm 2023 do LinkedIn công bố cho thấy trong toàn bộ 48 quốc gia được khảo sát đều có người lao động đang làm công việc xanh hoặc liệt kê ít nhất một kỹ năng xanh trên hồ sơ kinh nghiệm.
Nhóm này có cơ hội tìm được việc làm cao hơn 29% so với người không có kỹ năng xanh. Song có tới 60% thanh niên có thể thiếu kỹ năng cho kinh tế xanh.
Chỉ riêng từ năm 2022 đến năm 2023, tỉ lệ nhân tài xanh trong lực lượng lao động tăng trung bình 12,3%, trong khi tỉ lệ tin tuyển dụng đòi hỏi ít nhất một kỹ năng xanh đã tăng gần gấp đôi, khoảng 22,4%.
Như vậy, thanh niên Việt Nam cần gấp rút trang bị kiến thức căn bản về kinh tế xanh, kỹ năng xanh để tiến tới đáp ứng cho yêu cầu của mới của nền kinh tế.
4. Cần giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới
Nỗ lực thúc đẩy kỹ năng xanh phải công bằng. Có những bất bình đẳng đáng kể cần phải vượt qua:
- Khoảng Cách Công Nghệ: 67% thanh niên thiếu các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết, hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực và đào tạo trực tuyến cho các công việc xanh.
- Định Kiến Giới: Xu hướng hiện tại cho thấy nam giới có khả năng tham gia vào quá trình chuyển đổi công việc xanh nhiều hơn đáng kể; ví dụ, từ năm 2015 – 2021, 66% quá trình chuyển đổi công việc xanh do nam giới thực hiện. Ngoài ra, 19 triệu công việc xanh dự kiến sẽ được tạo ra cho nam giới, so với chỉ 6 triệu cho phụ nữ.
- Khoảng Cách Giáo Dục: Chưa đến một nửa số các đóng góp do quốc gia quyết định (NDCs) nhằm giải quyết biến đổi khí hậu đề cập đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống xanh vào các kế hoạch.
Tổng kết
Chuyển đổi xanh không chỉ là một xu hướng, mà là một cuộc cách mạng đang định hình lại tương lai của chúng ta. Để nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức của một thế giới bền vững, việc trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng xanh là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đầu tư vào giáo dục kỹ năng xanh không chỉ là tạo ra một thế hệ lao động có khả năng thích ứng với nền kinh tế xanh, mà còn là cách chúng ta cùng nhau xây dựng một hành tinh xanh tươi cho các thế hệ mai sau